So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

KĨ THUẬT CHĂN NUÔI

 

Cty Cp PTIES ĐỒNG TÂM

         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐC: 90 Quán thánh, BĐ, HN

       Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

Email: dongtamldt@gmail.com

       

 

KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI

“Vv: Bò giống Úc chăn nuôi tại VIỆT NAM”

Kính gửi : Nhà cung cấp

       
  • Căn cứ  nhu cầu kinh doanh chăn nuôi trang trại Bò giống Úc chăn nuôi tại VN
  • Căn cứ công nghệ chăn nuôi TC/ Úc; TCVN và theo mô hình điểm tại TT Lim, Bắc Ninh;
  • Căn cứ  phát triển khuyến nông Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày/12/2013
  •  Căn cứ QĐ số: 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 - TTCP - Vv: khuyến khích:

 đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm

chăn nuôi gia cầm tập trung nuôi công nghiệp;

Công ty chúng tôi sơ lược kế hoạch kinh doanh - nội dung như sau:

1 – Sự cần thiết đầu tư:

         + Nước nông nghiệp với dân số 100 triệu dân – 70% nông ngiệp

         + Thổ nhưỡng , khí hậu, phụ phẩm nông nghiệp, nhân lực, hệ thống chính trị ổn định

         + Vị trí địa lý giao thương thuận lợi

         + Nhu cầu giao thương hội nhập TPP

         + Phát triển thế mạnh thuần nông thành ngành kinh tế nông nghiệp công nghệ cao

         + Giải quyết tối thiểu 30% công ăn việc làm cho nông dân tăng JDP

         + Ủng hộ từ thiện cho đồng bào theo khả năng và các chương trình thiết thực

2- Mục tiêu đầu tư:

         + Giao bò cho hộ dân: Từ hiệu quả kinh doanh chăn nuôi con giống, vật nuôi Bò Giống Úc -  nhập khẩu từ Úc; Thái Lan, Lào, Mianma…vv

            Khi đạt kết quả trên mô hình điểm tại địa phương; Sẽ nhân rộng để phát triển kinh tế chăn nuôi vườn ao chuồng cho các hộ dân, xã viên HTX, cán bộ công nhân viên Cty Cp trong và ngoài quốc doanh.

         + Pha Cắt , chế biến tập chung : Thịt bò, các sản phấm chế biến từ thịt, phế thải , chất thải từ Bò.

         + Sử lý chất thải chăn nuôi, chế biến ủ men thành phân hữu cơ vi sinh

         + Sử lý nước thải chăn nuôi chế biến ủ men thành phân hữu cơ vi sinh

         + Chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cải tạo đất cằn, sơ cứng cho cắc đại phương khác thông qua TT khuyến nông.     

3 - Con giống 

 

 

3.2. - Bò Angus đỏ hay còn gọi là bò Red Angus hay còn gọi là bò Úc hoặc gọi là bò cọp,

               Màu sắc: Toàn thân bò có màu đen hoặc màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt.

         Tính năng sản xuất:

      + Trọng lượng bê sơ sinh: 24 – 30 kg. Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 – 180 kg. Bò đực lúc trưởng thành: 800 – 1000kg. Bò cái lúc trưởng thành: 550 – 700 kg.

      + Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày. Tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1000 – 2000 gram/ ngày.

      + Tỷ lệ xẻ thịt:  60% thịt

      + Tính mắn đẻ, dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.

      3.1. Bò Brahman:

        + Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển.

              Tính năng sản xuất:

         + Trọng lượng bê sơ sinh: 20-30 kg, Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg,

               Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg, Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg,

         + Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày, Giai đoạn vỗ béo bò tăng trọng:

               1200 -  1500 gram/ngày,

         + Tỷ lệ xẻ thịt đạt thành từ 50% trở lên

         + Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: 12 - 14 tháng, Động dục lần đầu: 15-18 tháng tuổi.

               Tính mắn đẻ, dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.

 

 

3.3.- Bò Droughtmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn),

        + Thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn.

        + Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt.

        + Là giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi tốt. + + Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm.

        + Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe.

        + Không bị trúng nắng. Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.

             Tính năng sản xuất:

         +Trọng lượng bê sơ sinh đạt : 20 - 25 kg/con. Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 - 170 kg/con.

         + Trọng lượng 12 tháng tuổi:240 - 270 kg/con.

         + Trọng lượng 24 - 36 tháng tuổi:450 - 600 kg/con.

         + Trọng lượng lúc giết mổ (24 - 27 tháng tuổi) : 500 - 550 kg.

         + Ðẻ lần đầu : 12 - 16 tháng. Khoảng cách giữa 2 lần đẻ : 11 - 12 tháng.

         + Tỉ lệ thịt xẻ (móc hàm): 58 - 60%.

         + Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.

 

 

 

3.4.  Bò KoBe là tên gọi chung của các giống bò Nhật Bản.

       + Trọng lượng bê sơ sinh đạt : 30-40 kg/con.

       + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 - 170 kg/con.

       + Trọng lượng 12 tháng tuổi: 240 - 270 kg/con.

       + Trọng lượng 24 -36 tháng tuổi: 450-600 kg/con.

       + Trọng lượng lúc giết mổ (24 - 27 tháng tuổi): 800 - 1000 kg.

       + Ðẻ lần đầu : 12 - 16 tháng. Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 11 - 12 tháng.

       + Tỉ lệ thịt xẻ (móc hàm): 45% - 50 %.

       + Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.

 

 

 

3.5.  Bò Charolais có sắc lông trắng ánh kem.

       + Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1400kg.

       + Bò cái có 700-900kg.

       + 12 tháng bê đực đạt 450-540kg, bê cái đạt 380kg.

       + Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bê có thể tăng trọng 2000 g/ngày.

       + Giết thịt bê đực lúc 14-16 tháng tuổi

       + tỷ lệ thịt xẻ đạt 65-69%.

       + Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.

 

 

 

4. Kinh phí đầu tư

4.1. Chuồng Trại : 342,8 triệu VNĐ  gồm:

        1.   Chuồng 20 con x 5 m2/con = 120m x 1.200.000 vnd/m2                              = 120  tr

        2.   Đường, máng cỏ D:15m x R: 3m x D:10 cm = 45 m2 x 200,000 vnđ/m2     =     9  tr

        3.   Đường dẫn vào chuồng D: 15m x R: 1.2 m = 18 m2 x 1,2 triệu vnđ/m2       =   21,6  tr

        4.   Cầu lên xuống xe Bò                                                                                       =   23.4  tr  

        5.   Hệ thống nước: vòi nước, máng uống, máy bơm, lọc, giếng khoan vệ sinh   =   30  tr

        6.   Bể thu xử lý nước thải 15 m3                                                                          =   15  tr

        7.   Hệ thống điện chiếu sáng                                                                                 =   15 tr

        8.   Bể ủ chua 15 m3                                                                                              =   15  tr

        9.   Máy băm cỏ                                                                                                     =   50 tr

        10. Máy chộn thức ăn                                                                                             =   15 tr

        11. Kho chứa thức ăn 24m2 x 1,2tr/m2                                                                  =   28,8 tr

4.2.   Lò mổ : 410 triệu VNĐ gồm:

        1. Lò mổ 300 m2                                                                                                   = 360  tr

        2. kho lạnh bảo quản -18°-23°- 30 m3                                                                  =   50  tr

4.3. Hạ tầng khác: 176,2 triệu

        1. Máy sưởi nhiệt dự phòng từ  BIOGAS                                                             =  70,0 tr

        2. Máy phát điện dự phòng từ BOIGAS                                                                =  70,0 tr

        3. BiO Gas                                                                                                              =   20 tr

        4. Luống bạt ủ phân vi sinh D20*R2*10 luống                                                     =     2,2 tr

        5. Máy tuyển chộn ly tâm                                                                                       =  12.5 tr

        6. Máy khâu bao cầm tay                                                                                        =    1,5 tr

4.4. Chăn nuôi và hạch toán

   4.4.1 Vỗ béo xuất con hơi  Giống Charolais, chăn nuôi đúng kỹ thuật, tăng trọng đảm bảo tỷ lệ thương phẩm,

       Chi phí chăn nuôi:

          + Trọng lượng nhập chuồng: 700 k

          + Đơn giá nhập chuồng = 3.2$ * 22,600 vnd/01$ = 72,300 vnđ/ kg con hơi

          + Thành tiền nhập chuồng                                                        = 50,610,000/con

          + Thức ăn 30,000 vnđ/ ngày x 180 ngày                                  =   5,400,000/con

          + Nhân công (4 người x150,000/ ngày x 180): 20 con            =   5,400,000/con

                                               Cộng 1                                              =  61,410,000/con

          + Chi phí khác 5% (đã gồm BH 0.5%, Ls NH 0.6 %)             =       307,000/con

                                               Cộng chi                                           =   61,717, 000/con

         Thu xuất chuồng:

       + Tăng trọng 2000g/ ngày

         + Thời gian: 6 tháng /180 ngày = 2 kg * 180  = 360 kg

        + Trọng lượng xuất chuồng = 1060 kg/con

         + Đơn giá con hơi = 76,000/kg `

         + Thành tiền xuất chuồng con hơi = 1060 kg * 76000/ kg       = 80, 560, 000/con.

         + Thu từ phân hữu cơ : 20kg x 180 = 3.6 tấn x 2000/kg          =   7, 200, 000/con       

                                              Cộng thu                                               = 87,760, 000/con  

      Hạch toán: Lợi nhuận trước thuế: 42%/chi phí chăn nuôi  = 26,043,000 vnđ/con    

4.4.2 . Con sinh sản áp dụng VD - Giống Charolais, chăn nuôi đúng kỹ thuật, tăng trọng đảm bảo tỷ lệ thương phẩm

         Chi phí chăn nuôi :

          Trọng lượng nhập chuồng: 380 kg

          Đơn giá nhập chuồng = 3. 5 $ * 22,600 vnd/01$ = 79000 vnđ/ kg con hơi

          Thành tiền nhập chuồng                                                        = 30,000,000/con

          Thức ăn 40,000 vnđ/ ngày x 360 ngày                                  =  14,400,000/con

          Nhân công (4 người x150,000/ ngày x 360): 20 con            =   10,800,000/con

                                               Cộng 1                                              =  55,200,000/con

      Chi phí khác 10% (đã gồm BH 0.5%, Ls NH 0.6 %, nhân giống)   =      276,000/con

                                               Cộng chi                                           =   55,476, 000/con

         Thu Suất năm1 :            

       + Tăng trọng 2000g/ ngày

         + Thời gian: 12 tháng / 360 ngày = 2 kg * 360 = 360 kg

        + Trọng lượng xuất chuồng = 740 kg/con

         + Đơn giá con hơi = 73,000/kg `

         + Thành tiền xuất chuồng con hơi = 740 kg * 73000/ kg       = 54, 020, 000/con.

        + Thu từ bê cái – con giống F1 - 11-12 tháng / lứa                = 30.000.000/con

         + Thu từ phân hữu cơ : 20kg x 180 = 3.6 tấn x 2000/kg         =   7, 200, 000/con       

                                              Cộng thu                                              = 91,220, 000/con  

   Hạch toán:

          Lợi nhuận trước thuế: 64% / chi phí chăn nuôi                    = 35,744,000 vnđ/con

          Bê đực cao hơn 10-20tr/đầu con

             4.4.3. Chăn nuôi xuất khẩu con hơi : Đơn giá:  81000 / kg – 85000 / kg, nhu cầu cao hơn 100% trở lên so với bán nội địa.

5. Vốn đầu tư

      5.1. Vốn tự có 30% bao gồm Quyền sử dụng đất; động sản như chuồng trại, lò mổ.. vv

      5.2. Vốn vay ngân hàng 70% từ NgH HTX 0.6%/năm, Agribank 1.2%/năm

      5.3. Từ các nguồn huy đông hợp pháp khác

      5.4. Từ các nguồn hỗ trợ phát triển khuyến nông của nhà nước

6. Bảo toàn vốn

      6.1. Bảo toàn vốn đầu tư bằng hợp đồng bảo hiển toàn phần 110% cho cả những trường  hợp rủi ro, bất khả kháng như hoả hoạn, chiến tranh, thiên tại dịch bệnh…vv

      6.2. Tín dụng thư , Bảo lãnh thánh toán từ ngân hàng cho các hợp đồng mua bán, XNK, chuyển giao công nghệ ..vv

7. Đầu ra:

PTIES DONGTAM,.JSC và các công ty hợp tác trong và ngoài nước, qua hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ: Hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao, đồng hành cùng nhà đầu tư xúc tiến thương mại, sản xuất, bao tiêu phân phối sản phẩm theo quy định. Cty chúng tôi dự kiến doanh số kinh doanh 2016 = 500 tỷ; kim ngạch xuất khẩu 70% trở lên.

   8. Kết luận:

      Qua nội dung nêu trên, với đầy đủ tư cách và pháp lý công ty, PTIES DONG TAM đảm bảo đây là một cơ hội tốt để tăng giá trị gia tăng cho nhà đầu tư;

      Với  tinh thần cầu thị, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ; tiếp thu ý tưởng kinh doanh tích cực từ các nhà đầu tư.

      Rất mong được hợp tác trong thời gian gần nhất.

Trân trọng!

Hà nội ngày 26/12/2015                                                                   

          Đại diện Cty                                                                  Xác nhận nhà đầu tư

 

 

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng

 I Chuồng trại:

1 - Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò.

     xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về    mùa đông.

2 - Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam,

3 - diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con.

Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy.

4 - Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát.

5 - Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang,

kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo.

     Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm.

6 - Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%.

7 - Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas,

8 - hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m,

9 - hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.

 

 

 

II. Vệ sinh thú y:

– Tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại.

– Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ.

-        Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải.

-        Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.

– Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.

– Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.

– Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như:

            + bệnh tụ huyết trùng trâu bò, 

            + lở mồm long móng, …

– Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.

– Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.

– Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y

 

III. Tẩy ký sinh trùng cho bò:

 

Để bò khỏe mạn lớn nhanh cần tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

* Đối với ngoại ký sinh trùng:

+ Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như

Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa.

+ Pha và sử dụng thuốc Nevugvon + 25g/lít nước + 50ml dầu ăn + 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng.

+ Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm.

+ Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc.

   Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

* Đối với nội ký sinh trùng:

+ Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như:

            Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột

            Fasinex điều trị sán lá gan.

+ Liều lượng:

Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng.

Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng.

Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

IV.  Khẩu phần ăn cho bò:

+ Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao

   được ăn vào hàng ngày = 2,5% trọng lượng cơ thể.

Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày,

còn thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20kg.

Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau.

Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng.

Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh,

ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao.

Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít

(acidosis).

Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh.

Khẩu phần ăn cho bò nhốt chuồng bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin.

Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:

* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.

Thức ăn tinh hỗn hợp: Các loại Sắn Nghiền, ngô Nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu. Thức ăn tinh hỗn hợp… chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần.

+ Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và vitamin phối hợp thành khẩu phần thức ăn tinh hoàn chỉnh để cho bò ăn theo 4 công thức (xem bảng)

 

Nguyên liệu

Công thức

1

2

3

4

Sắn Nghiền (%)

40

40

50

50

Ngô Nghiền (%)

10

10

10

10

Rỉ mật (%)

30

30

20

20

Khô dầu lạc (%)

18

12

18

12

Bột keo dậu (%)

-

6

6

Urê (%)

=

0.5

0.5

1

Bột xương (%)

1

1

1

1

Muối ăn ( % )

1

0.5

1

0.5

 

 

Để tăng năng suất lao động, giảm giá thành thức ăn và tận dụng triệt để nguồn thức ăn nên đầu tư máy băm Nghiền thức ăn vào việc chế biến thức ăn cho bò nhốt.

 

 

 

1. Giống:

Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất.

Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau:

Con lai của bò Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford và

ngược lại, tổ chức mỡ của thịt bò Charolaise thấp hơn thịt bò Hereford.

Bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là 31%,

trong khi đó bò thịt Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45%.

Hiện nay trên thế giới nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ tới 70%, tỷ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao và rất thơm, ngon.

Ngoài các giống bò chuyên thịt, ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa,

người ta cũng chọn lọc những bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ béo và giết mổ.

Đây cũng là những nguồn cung cấp sản phẩm thịt bò chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thịt bò.

2. Tuổi:

Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay người ta thường nuôi bò từ 16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ.

Tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau:

Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt, ít mỡ, thịt mềm và thơm ngon hơn.

Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt dai hơn và tất nhiên là không thơm ngon bằng thịt bê tơ.

Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi và ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.

3. Giới tính:

Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn.

Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực.

Trong quy trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.

4. Khối lượng lúc giết mổ :

Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, khả năng tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường và giá cả…

5. Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo :

Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường độ cao nhất ( dưới 24 tháng tuổi ). Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ.

Dù vỗ béo theo phương thức nào, vỗ béo sớm hay vỗ béo muộn, đối với bò thịt trước khi giết mổ bắt buộc phải có công đoạn vỗ béo.

Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện.

Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò.

Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước,

Thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng thịt sẽ cao hơn.

Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm,

Khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò có thớ lớn và nhiều